Bệnh trứng cá thông thường là gì? Các công bố khoa học về Bệnh trứng cá thông thường

Bệnh trứng cá thông thường, còn được gọi là eczema, là một bệnh ngoài da không lây lan, khá phổ biến. Nó được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các đốm da màu đỏ, ...

Bệnh trứng cá thông thường, còn được gọi là eczema, là một bệnh ngoài da không lây lan, khá phổ biến. Nó được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các đốm da màu đỏ, ngứa, viêm nhiễm và có thể tiến triển thành các vảy, bọng nước hoặc tổn thương da khác. Ngoài ra, người bị bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như da khô, nứt nẻ, viêm da cơ địa, rụng tóc và ngứa hơn vào ban đêm. Bệnh trứng cá thường không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh trứng cá thông thường, hay eczema, là một bệnh ngoại da khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 15-20% dân số thế giới. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi trẻ và có thể kéo dài suốt đời.

Các triệu chứng của bệnh trứng cá bao gồm sự xuất hiện của các đốm da màu đỏ, ngứa, viêm nhiễm và có thể tiến triển thành các vảy, bọng nước hoặc tổn thương da khác. Những vùng da bị tổn thương thường là các khu vực như khớp, khuỷu tay, gối, cổ tay và mặt bên trong của khuỷu tay và chân.

Người bị bệnh trứng cá thường có da khô, nứt nẻ và nổi bẩn mụn do viêm da cơ địa. Da của họ có thể rất nhạy cảm và phản ứng mạnh với các chất thụ động, như hóa chất trong sản phẩm chăm sóc da, chất tẩy rửa hay các chất gây kích ứng khác.

Ngứa là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh trứng cá, và thường nặng hơn vào ban đêm. Một số người bị bệnh có thể gãi da mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng xước da và lây nhiễm vi khuẩn.

Nguyên nhân chính của bệnh trứng cá chưa rõ ràng, nhưng nó được cho là kết quả của sự tác động phức tạp giữa di truyền, môi trường và một số yếu tố khác nhau. Các nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm tác động của môi trường, dị ứng, vi khuẩn, cơ chế miễn dịch và vấn đề về chức năng da.

Bệnh trứng cá không có phương pháp điều trị hoàn toàn, nhưng có thể được kiểm soát để giảm triệu chứng. Điều trị thông thường bao gồm sử dụng kem dầu, kem mỡ dẻo, thuốc giảm ngứa và thuốc kháng viêm. Ngoài ra, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh các chất kích thích và chăm sóc da đúng cách để giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "bệnh trứng cá thông thường":

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ trung bình và nặng bằng isotretinoin và vitamin D đường uống
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường (TCTT) bằng isotretinoin và vitamin D (Vit D) đường uống. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh hiệu quả điều trị trên 70 bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng. Bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên vào hai nhóm, mỗi nhóm 35 bệnh nhân, nhóm nghiên cứu (NNC) dùng isotretinoin 20mg/ngày và Vit D 1000UI/ngày, nhóm đối chứng (NĐC) chỉ dùng isotretinoin 20mg/ngày, thời gian điều trị 3 tháng. Kết quả: Cả NNC và NĐC đều cho kết qủa khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ nặng bệnh TCTT và điểm số GAGS ở thời điểm 1 - 2 - 3 tháng sau điều trị so với trước điều trị. Sau 3 tháng, cả NNC và NĐC đều cho kết quả cải thiện bệnh mức độ rất tốt, tốt và khá ở hơn 90% bệnh nhân. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số GAGS, độ nặng bệnh, mức độ cải thiện bệnh cũng như các tác dụng phụ trên lâm sàng sau 1 - 2 - 3 tháng điều trị giữa 2 nhóm. Kết luận: Trong điều trị TCTT mức độ trung bình và nặng, uống isotretinoin phối hợp Vit D cho hiệu quả điều trị và tác dụng phụ không khác biệt so với dùng isotretinoin đơn trị liệu.
#Bệnh trứng cá thông thường #isotretinoin #vitamin D
Nghiên cứu nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh trước và sau điều trị và mối liên quan của chúng với biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ trung bình và nặng
Mục tiêu: Xác định nồng độ vitamin D (Vit D) và IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường (TCTT) mức độ trung bình và nặng trước và sau điều trị bằng uống isotretinoin và vitamin D;  phân tích mối liên quan của chúng với biểu hiện lâm sàng của bệnh. Đối tượng và phương pháp: 70 bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh và 70 người đối chứng khoẻ mạnh. Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng. Kết quả: Nồng độ vitamin D và IL-17 ở bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với người khoẻ mạnh đối chứng và liên quan có ý nghĩa thống kê với giới tính, độ tuổi, thói quen sử dụng kem chống nắng, nhưng không khác biệt theo mức độ nặng của bệnh trứng cá. Sau điều trị, nồng độ Vit D huyết thanh tăng và IL-17 huyết thanh giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị ở cả nhóm sử dụng isotretinoin phối hợp vitamin D đường uống lẫn nhóm chỉ sử dụng isotretinoin đơn thuần, tuy nhiên không có sự khác biệt khi so sánh 2 nhóm này sau điều trị với nhau. Kết luận: Nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khoẻ mạnh. Có sự thay đổi nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh trước và sau điều trị với Isotretinoin và vitamin D đường uống.
#Bệnh trứng cá thông thường #vitamin D #IL-17
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2018-2019
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 505 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng trong bệnh trứng cá thông thường. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 241 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán trứng cá thông thường tại Phòng khám Da liễu - Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ trong thời gian từ 10/2018 đến 8/2019. Kết quả: Bệnh nhân là học sinh-sinh viên chiếm tỉ lệ ca onhất (50,6%). Vị trí tổn thương ở mặt chiếm tỉ lệ cao nhất (99,2%), các vùng da khác tỉ lệ thấp hơn như lưng (45,2%), ngực (17,7%). Tổn thương nhân trứng cá hay gặp nhất (96,3%), tiếp đến là sẩn viêm (93,4%), mụn mủ (89,6%), các tổn thương cục, giãn mạch, sẹo lồi, sẹo lõm chiếm tỷ lệ íthấp hơn. Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều có biểu hiện da nhờn ở các mức độ khác nhau. Kết luận: Đa số bệnh nhân là học sinh-sinh viên. Vị trí hay gặp nhất là ở vùng mặt. Dạng tổn thương hay gặp nhất là sẩn và nhân trứng cá. Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều có biểu hiện da nhờn.
#Bệnh trứng cá #đặc điểm lâm sàng
Đề kháng insulin trên bệnh nhân bệnh trứng cá thông thường
Mục tiêu: So sánh tỷ lệ kháng insulin ở bệnh nhân bệnh trứng cá thông thường với nhóm chứng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh - chứng trên 314 bệnh nhân bệnh trứng cá thông thường và 100 người nhóm chứng tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03 đến tháng 09 năm 2019. Chẩn đoán bệnh trứng cá thông thường dựa trên lâm sàng, phân độ nặng của bệnh GAGS, đánh giá đề kháng insulin thông qua chỉ số HOMA-IR. Số liệu xử lý bằng phần mềm Stata 14.2. Kết quả: Tuổi trung bình mẫu nghiên cứu là 21,99 ± 3,72 tuổi, nữ chiếm 54,8%. Chỉ số HOMA-IR trung bình của nhóm bệnh là 2,64 ± 2,41, của nhóm chứng là 2,01 ± 1,7, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân bệnh trứng cá thông thường có đề kháng insulin là 29,3%, cao hơn nhóm chứng (15%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Bệnh nhân bệnh trứng cá thông thường có tỷ lệ đề kháng insulin cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
#Đề kháng insulin #bệnh trứng cá #bệnh trứng cá thông thường
Study of related factors and clinical features of moderate to severe acnes vulgaris at Bach Mai Hospital
Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trong bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa đến nặng. Đối tượng và phương pháp: 137 bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa đến nặng gặp nhiều ở nữ giới 63,5%; đa số tập trung ở nhóm tuổi 18 - 24 chiếm 60,6%. Tiền sử gia đình, thói quen thức khuya, cạy nặn mụn, ăn đồ ngọt, chu kỳ kinh nguyệt, căng thẳng tâm lý và thời tiết nóng ẩm là các yếu tố liên quan làm nặng thêm bệnh trứng cá thông thường thường gặp nhất. Thương tổn trứng cá phân bố nhiều nhất ở vùng mặt (100%), tiếp đến là lưng (35%), ngực (21,2%). Loại tổn thương cơ bản thường gặp nhất là các thương tổn viêm như sẩn (100%), mụn mủ (96,4%), cục (64,2%), kế đến là lượng lớn các thương tổn không viêm, tương ứng mức độ bệnh theo phân loại Lehmann là 62,8% mức độ vừa, 37,2% mức độ nặng. Kết luận: Có nhiều yếu tố liên quan làm nặng thêm bệnh trứng cá. Vị trí phân bố 100% ở vùng mặt, sự đa dạng hình thái thương tổn viêm và không viêm là yếu tố nguy cơ làm tăng sắc tố và sẹo lõm ở bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng.
#Bệnh trứng cá thông thường #yếu tố liên quan #đặc điểm lâm sàng
Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường của cốm tan ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa của cốm tan ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, so sánh kết quả trước và sau điều trị. Lựa chọn 100 bệnh nhân trứng cá thể thấp nhiệt, mức độ vừa chia làm nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng, mỗi nhóm 50 bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu uống cốm tan ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm 1 gói mỗi ngày. Nhóm đối chứng uống isotretinoin 20mg/ngày. Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Y cổ truyền Trung ương và Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 6/2018 đến tháng 4/2019. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả điều trị trứng cá dựa trên sự thay đổi số lượng tổn thương trước sau điều trị, sự chuyển độ tổn thương theo Jerry KL Tan năm 2008, sự hài lòng của bệnh nhân và sự cải thiện chất lượng cuộc sống (DQLI). Kết quả: Sau điều trị liên tục 60 ngày nhóm nghiên cứu có 11 bệnh nhân hiệu quả tốt (22,0%), 20 bệnh nhân có hiệu quả khá (40,0%), 19 bệnh nhân hiệu quả trung bình (38,0%) (p<0,05). Chứng trạng y học cổ truyền của nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn nhóm đối chứng (p<0,05). Nhóm đối chứng xuất hiện nhiều tác dụng phụ hơn nhóm nghiên cứu: Khô môi, khô miệng, bong vảy da mặt (p<0,05). Bệnh nhân cả hai nhóm đều hài lòng với phương pháp điều trị. Bài thuốc an toàn, không thấy xuất hiện các tác dụng phụ như dị ứng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa... Kết luận: Cốm tan ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm có hiệu quả điều trị trứng cá thông thường mức độ vừa, không có tác dụng không mong muốn, bệnh nhân hài lòng với phương pháp điều trị.
#Bệnh trứng cá #cốm tan ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm #isotretinoin
Nghiên cứu nồng độ hormone estradiol, progesterone và testosterone huyết thanh ở bệnh nhân nữ mắc trứng cá thể thông thường
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ hormone estradiol, progesterone và testosterone huyết thanh và mối liên quan với mức độ nặng của bệnh ở bệnh nhân nữ trứng cá thể thông thường. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang 175 bệnh nhân nữ mắc trứng cá thể thông thường khám và điều trị tại Phòng khám Da liễu - Bệnh viện Quân y 103. Định lượng hormone estradiol, progesterone và testosterone huyết thanh bằng phương pháp hóa miễn dịch phát quang vào ngày thứ 4 - 6 của chu kỳ kinh nguyệt và so sánh kết quả với nhóm đối chứng gồm 35 đối tượng khỏe mạnh. Kết quả: Tỷ lệ thay đổi nồng độ hormone ở bệnh nhân nữ mắc trứng cá là 29,14%, trong đó tăng testosterone chiếm 16,0%. Nồng độ hormone testosterone huyết thanh ở nhóm mắc bệnh trứng cá là 55,67 ± 25,56ng/dl, cao hơn ở nhóm chứng 38,37 ± 10,16ng/dl, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bên cạnh đó, nồng độ hormone estradiol huyết thanh trong nhóm bệnh là 323,15 ± 93,30pmol/l, thấp hơn có ý nghĩa thống kê khi so nhóm chứng với giá trị estradiol trung bình 370 ± 58,88pmol/l. Tuy nhiên, hormone progesterone ở 2 nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,60 ± 0,38 và 0,50 ± 0,15ng/ml với p>0,05). Khi khảo sát sự tương quan giữa nồng độ hormone huyết thanh và mức độ nặng của bệnh, chúng tôi không thấy mối liên quan giữa nồng độ estradiol, progesterone và testosterone huyết thanh với mức độ bệnh. Kết luận: Nồng độ testosterone ở bệnh nhân nữ trứng cá thông thường cao hơn so với nhóm chứng. Trong khi đó, nồng độ estradiol huyết thanh ở nhóm bệnh trứng cá thấp hơn nhóm chứng. Nồng độ progesterone huyết thanh không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Tuy nhiên, sự thay đổi nồng độ testosterone, estradiol và progesterone huyết thanh không có mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh trứng cá.
#Trứng cá thông thường #hormone #nữ giới
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trong bệnh trứng cá thông thường. Đối tượng và phương pháp: 119 bệnh nhân trứng cá thông thường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Nam giới chiếm 17,7% và nữ giới chiếm 82,3%, tuổi mắc bệnh trung bình là 27,3 ± 6,1 tuổi, tuổi khởi phát trung bình là 17,2 ± 5,0; dạng lâm sàng trứng cá sẩn mụn mủ chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,4%, trứng cá mức độ nhẹ chiếm 41,2%, mức độ trung bình chiếm 42,8% và mức độ nặng chiếm 16%, tiền căn gia đình, chu kỳ kinh nguyệt, chế độ ăn và thời tiết là các yếu tố chính liên quan đến bệnh trứng cá thông thường. Kết luận: Dạng lâm sàng thường gặp nhất của bệnh trứng cá thông thường là trứng cá sẩn mụn mủ, phần lớn bệnh nhân ở mức độ bệnh trung bình và nhẹ.
#Bệnh trứng cá thông thường #lâm sàng #yếu tố liên quan
The effect of treatment on the cytokine serum levels of patients with moderate to severe acne
Mục tiêu: Xác định nồng độ một số cytokine (IL-6, IL-8, IL-10, IL-12 và IL-17) trong huyết thanh bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng trước và sau điều trị. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có đối chứng. Nhóm bệnh nhân: 80 bệnh nhân trứng cá thông thường, mức dộ vừa và nặng (theo thang điểm GAGS). Định lượng IL-6, IL-8, IL-10, IL-12, IL-17 huyết thanh trước và sau điều trị bằng isoretinoin. Nhóm người khỏe: 40 người khỏe mạnh được định lượng các cytokine tương tự. Kết quả: Nồng độ IL-6, IL-8, IL-10, IL-12, IL-17 ở bệnh nhân trứng cá đều tăng hơn nhóm người khỏe có ý nghĩa thống kê, với p<0,001 và không liên quan với mức độ bệnh, với p>0,05. Nồng độ IL-6, IL-10, IL-17 sau điều trị giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị, với p<0,001, nhưng vẫn cao hơn nhóm người khỏe với p<0,001. Kết luận: Nồng độ IL-6, IL-8, IL-10, IL-12, IL-17 ở bệnh nhân trứng cá thông thường vừa, nặng tăng hơn nhóm người khỏe và không có mối liên quan với mức độ nặng của bệnh. Nồng độ IL-6, IL-10, IL-17 sau điều trị giảm so với trước điều trị nhưng vẫn cao hơn so với nhóm người khỏe.
#Cytokine #isotretinoin #bệnh trứng cá thông thường
Combination of isotretinoin and azithromycin in the treatment of moderate to severe acne
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa, nặng bằng isotretinoin kết hợp azithromycin. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng. 80 bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu: Uống isotretinoin 10mg (< 50kg: 1 viên/ngày, ≥ 50kg: 2 viên/ngày) trong 16 tuần kết hợp azithromycin 500mg uống 3viên/tuần, chia 3 lần cách ngày/tuần trong 8 tuần và nhóm đối chứng: Uống isotretinoin đơn thuần, liều và thời gian dùng như như nhóm nghiên cứu. Kết quả: Sau 04 tuần, kết quả điều trị ở nhóm nghiên cứu tốt hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Nhưng sau tuần thứ 8, 12 và 16, kết quả điều trị ở 2 nhóm là tương đương nhau, với đều p>0,05. Tỷ lệ bùng phát mụn trong 4 tuần đầu của nhóm đối chứng nhiều hơn nhóm nghiên cứu với p<0,05. Kết luận: Sử dụng kết hợp isotretinoin và azithromycin trong điều trị trứng cá thông thường mức độ vừa, nặng có đạt kết quả điều trị nhanh hơn so với isotretinoin đơn thuần trong 04 tuần đầu và giảm được sự bùng phát mụn trong 4 tuần đầu.
#Bệnh trứng cá thông thường #isotretionin #azithromycin
Tổng số: 20   
  • 1
  • 2